5/28/2021

Technical Writing and Presentation | Tài liệu, cơ sở ngành CNTT


Cũng như tên gọi của nó, môn học này học về cách viết và cách thuyết trình. Nhưng cách viết ở đây không phải là viết bài trên lớp hay là cách ghi chép mà là cách viết một bài báo khoa học. Môn này những năm trước là môn tự chọn, tuy nhiên bây giờ nó đã trở thành môn bắt buộc và ai cũng phải học. Từ kì này trở đi thậm chí môn này sẽ được giảng dạy bằng tiếng anh, thi bằng tiếng anh và làm bài tập lớn trên lớp cũng bằng tiếng anh.

Môn này mỗi viện sẽ có một chương trình khác nhau và mã môn học khác nhau nên khi đăng kí môn các bạn nhớ để ý không sẽ đăng kí nhầm. Như là Technical Writing and Presentation ở viện CNTT sẽ khác với Technical Writing and Presentation ở viện Điện... Và môn Technical mình nói tới ở bài viết này là của viện CNTT nha.

Như tên gọi của nó, môn học sẽ có 2 phần rõ ràng là Writing và Presentation. Nên bài tập lớn môn này cũng chia làm 2 phần là thuyết trình và viết. Phần thuyết trình mình nghĩ là giống nhau giữa các thầy thôi, mọi người sẽ chọn tìm hiểu về 1 chủ đề và thuyết trình. Còn phần Writing có thể mọi người sẽ phải viết 1 bài mini paper về một chủ đề nào đó ( mini paper bằng tiếng anh nha). 

Môn này mình biết một số thầy dạy như là thầy Vũ Văn Thiệu, thầy Lê Đức Trung, thầy Nguyễn Khanh Văn ( hình như học thầy Trung là bằng tiếng Việt thì phải). Thi cuối kì là mỗi thầy cô sẽ có một đề riêng, chấm riêng ( tính tới thời điểm bây giờ là thế, còn về sau có thể sẽ khác để đảm bảo tính công bằng). Các bạn muốn điểm cao hãy học thầy Trung nha, thầy như là trùm của mấy môn như Làm việc nhóm, Technical hay Quản trị dự án CNTT rồi, học thầy hơi chán chán một tí nhưng điểm khá cao. Các bạn có thể học thầy Thiệu, thầy dạy cũng khá thú vị, điểm thì chấm khá đúng, thầy chấm cũng lỏng tay thôi. Còn thầy Văn thì hơi khắt khe một chút.

Mình có một số tài liệu ôn thi ( mặc dù thi riêng nhưng hình như là đề phần trắc nghiệm thì cũng giống nhau thôi thì phải, mình có gửi cho bạn mình để ôn tập một số đề mà mình ôn khi học thầy Thiệu mà nó học thầy Trung thi cũng giống khá nhiều nên các bạn có thể tham khảo nha) : 

5/18/2021

Javafx | Share


JavaFX là bộ công cụ tạo và triển khai các ứng dụng Desktop cho máy tính chạy trên nhiều nền tảng khác nhau. Theo Oracle thì JavaFX sẽ thay thế Swing để trở thành thư viện UI chuẩn cho bộ công cụ Java. 

JavaFX là một thư viện Java bao gồm các lớp và các giao diện được viết bằng mã Java nguyên gốc.

JavaFX có một số cải tiến so với Java Swing, ngoài tạo giao diện bằng những dòng code, lập trình viên có thể sử dụng FXML để tạo giao diện và làm chúng bắt mắt hơn với CSS.

JavaFX rất thân thiện với MVC, nó giúp tách biệt hoàn toàn các phần ra khỏi nhau một cách rõ ràng hơn.

JavaFX còn có WebView dựa trên trình duyệt WebKit, vì vậy bạn có thể nhúng các trang web hoặc các ứng dụng web bên trong JavaFX.


Tại Bách Khoa thì có rất nhiều các bài tập lớn mà mọi người phải xây dựng những ứng dụng Desktop cho một yêu câu nào đó, JavaFX sẽ là một lựa chọn hoàn hảo thay thế cho Swing trong những bài tập lớn này vì những lợi ích mình đã nêu trên.

Để có thể tạo những file FXML đơn giản thì mọi người có thể sử dụng công cụ Scene Builder để có thể thực hiện các thao tác kéo thả dễ dàng hơn.

Nếu bạn mới bắt đầu với JavaFX thì có thể tham khảo tutorials của xemacscode hoặc tutorials Lập trình JavaFX căn bản của HowKteam.

5/07/2021

Mail edu của trường làm được gì ? | Share


Với mức học phí đắt đỏ của trường thì mỗi sinh viên chúng ta đều được cấp 1 email edu được cung cấp bới Microsoft. Và dĩ nhiên là thứ hữu ích nhất chính là kho lưu trữ One Drive 5TB cho mỗi tài khoản mà chắc có lẽ lưu hết cả 5 năm học tại Bách Khoa cũng không thể nào hết được. Ngoài ra chúng ta sẽ được dùng miễn phí bộ Office 365 bản có thể dùng offline và vô vàn sản phẩm khác nằm trong bộ công cụ Office 365 này, tiêu biểu nhất trong thời kì dịch bệnh này là Microsoft Teams.

Nhưng không chỉ có thế, những thứ sau đây mình nói tới mới thực sự là những thứ gì thú vị nhất khi sử dụng email edu được cung cấp bởi Microsoft.


Microsoft đã tạo ra một hệ sinh thái tuyệt vời cho sinh viên, dĩ nhiên là những người có sử dụng email edu. Mình không rõ là email edu được cung cấp bởi Google có sử dụng được những dịch vụ này hay không, tuy nhiên chúng ta cũng không cần biết vì Bách Khoa đã không còn sử dụng dịch vụ của Google nữa mà chuyển sang sử dụng dịch vụ Cloud của Microsoft đã mấy năm rồi và email chúng ta sử dụng hoàn toàn đủ điều kiện để nhận các lợi ích này tới từ Microsoft, mình đã thử và mọi thứ thật tuyệt vời.

Trước hết mình liệt kê một số lợi ích để tạo sự hấp dẫn trước nha : 

  • Đầu tiên, là Github Pro trong suốt thời gian là sinh viên ( mail trường cung cấp là có hạn nha, khi các bạn ra trường, email sẽ được thu hồi, trong thời gian là sinh viên là nói tới việc bạn còn được cung cấp và sử dụng email edu của trường)
  • Tên miền .me miễn phí và 1 số tên miền khác giá rẻ bất ngờ trong thời hạn 1 năm tại namecheap.com
  • Sử dụng các sản phẩm bản mất phí của JetBrains hoàn toàn miễn phí
  • Tên miền miễn phí và bảo mật tại name.com trong thời gian 1 năm
  • Một số khóa học ( tuy nhiên lại bằng tiếng anh) tại một số trang web nổi tiếng hoàn toàn miễn phí
  • Sử dụng một số dịch vụ như gửi email hàng loạt, ứng dụng tích hợp thanh toán, ... hoàn toàn free.
  • Nhận ngay 100$ trong tài khoản Microsoft Azure
  • Sử dụng sản phẩm của JetBrains miễn phí
  • và phải nói là nhiều nhiều lợi ích nữa mà mình không thể sài hết trong quãng thời gian sinh viên này được

Bây giờ mình sẽ hướng dẫn mọi người để có thể sử dụng các lợi ích này nha.

Trước hết là các bạn phải có tài khoản github, bạn nào chưa có thì có thể đăng kí tại github.com nha. Các bạn có thể đăng kí bằng bất cứ mail nào cũng được, không nhất thiết là cần đăng kí bằng mail edu. Tuy nhiên, các bạn phải add mail edu vào trong tài khoản. Để add mail edu vào tài khoản github của các bạn thì vào phần setting và chọn email rồi add email address


Sau khi đã có tài khoản github, mọi người vào đây để đăng kí nhận lợi ích dành cho sinh viên : https://education.github.com/benefits (sau khi vào trang web bấm vô Get student benefits nha)

Các bạn sẽ được chuyển hướng tới giao diện sau, chọn đúng thông tin và nhấn tiếp tục



Xong bước này các bạn sẽ nhận được một email, sau khi nhận được email thì về cơ bản mọi thứ đã xong, bây giờ để xem các benefit của mình các bạn truy cập vào https://education.github.com/pack/offers để xem nha. Giao diện của nó sẽ như sau : 


Các bạn có thể thấy ngay là có rất nhiều benefit dành cho các bạn, tiêu biểu ngay đầu ta có thể nhìn thấy như được $100 vào tài khoản cho thành viên mới tại DigitalOcean (những nền tảng này là gì thì bạn có thể Google là biết ngay nha hoặc xem mô tả đơn giản bên dưới kia ta có thể thấy ngay đây là nền tảng cung cấp Cloud Hosting), hoặc nhìn sang bên phải cùng kia chúng ta có thể thấy ngay được là sẽ được miễn phí 1 năm sử dụng tên miền .me và SSL tại namecheap.com (tuy nhiên với trường hợp này chúng ta không đăng nhập qua namecheap.com mà phải vào qua nc.me nha). Tất cả các tài khoản ở đây, các bạn tham gia và đăng nhập với tài khoản github mà bạn vừa đăng kí lấy benefit (yên tâm là tất cả các trang web đây đều có đăng nhập, đăng kí với Github).

Về cơ bản thì có rất nhiều benefit và mình cũng chưa có sử dụng hết nên mình sẽ hướng dẫn mọi người nhận 1 số benefit nha. 

Nhận tên miền .me free từ namecheap

Để nhận tên miền .me từ namecheap các bạn truy cập vào website sau : https://nc.me/, nếu bạn đăng nhập vào github rồi thì website sẽ tự động đăng nhập qua github, còn nếu chưa thì hãy chọn đăng nhập qua github nha. Chọn tên miền bạn muốn mua và bạn có thể thấy ngay, giá của nó là 0$ : 


Ngoài ra 1 số tên miền khác được giảm giá như bên dưới kia.

Nâng cấp lên tài khoản Github Pro

Thường thì sau khi add mail trường và đăng kí sử dụng benefit thì Github sẽ tự động cập nhật huy hiệu Github pro cho tài khoản của bạn, nó sẽ được hiên thị ở phần profile của bạn như này : 



Nhận ngay 100$ vào tài khoản Microsoft Azure để sử dụng các dịch vụ tại Azure

Azure là gì thì các bạn có thể Google để tìm hiểu về nó nha, nói chung nó tuyệt vời, ta có thể thuê máy ảo, sử dụng các dịch vụ Cloud, ... nói chung là vô vàn.
Sau khi đăng ki các bạn sẽ nhận được 100$ vào tài khoản để sử dụng như này : 


Sử dụng miễn phí sản phẩm của JetBrains

Hãy đăng kí một tài khoản JetBrains bất kì. Bạn sẽ có 1 giao diện như sau sau khi đăng kí: 


Chọn "Apply for a free student or teacher license", ban sẽ được chuyển tới giao diện: 

Chọn "Apply Now", giao diện sẽ chuyển tới: 

Các bạn không điền thông tin trường học nha, chuyển sang tab github sau đó liên kết với tài khoản github education của bạn, JetBrains sẽ tự nhận tài khoản github education. Sau khi liên kết điền nốt thông tin, vào mail xác nhận là các bạn đã có một tài khoản JetBrains với license student để dùng: 


Thành quả của chúng ta là bộ công cụ JetBrains mạnh mẽ sử dụng free cho sinh viên, phải nói là bộ công cụ của JetBrains dùng rất sướng, mỗi tội hơi nặng: 

Những thứ còn lại các bạn có thể tự tìm hiểu và sử dụng nha vì mọi thứ đều đã có hướng dẫn ở bên dưới hết rồi, và mọi việc khá đơn giản là chỉ cần đăng nhập bằng tài khản github mà bạn đã add mail edu là hệ thống của từng nền tảng sẽ nhận được bạn.

Có nhiều người nói là tại Việt Nam không nhận được các benefit trên nhưng mình xin đính chính là hoàn toàn nhận được nha, mình đã lấy và đang sử dụng. Như vừa mình nói ở đầu, có thể trường hoc của các bạn sử dụng dịch vụ của Google hay vì nhiều lý do gì đó, nhưng ít nhất với email edu của trường Bách Khoa Hà Nội là các bạn có thể đăng kí để nhận các lợi ích này từ Microsoft nha.