8/21/2020

Những NLCB của CN Mác-Lênin ( học phần 2) | Tài liệu, đại cương


Cũng giống như học phần 1 thì học phân 2 về cách học, tài liệu cũng giống như vậy ( các bạn học trong quyển hướng dẫn ôn tập của khoa mình nghĩ là đủ rồi), có điều đặc biệt hơn tí là học phần này có bài tập ( cũng dễ thôi chứ không phải tính nguyên hàm, tích phân như giải tích). 

Xem thêmNhững NLCB của CN Mác - Leenin ( học phần 1) | Tài liệu, đại cương

Học phần 2 trước kia bao gồm kinh tế chính trị và chủ nghĩa khoa học xã hội, bây giờ đã được chia thành 2 học phần là kinh tế chính trị và chủ nghĩa khoa học xã hội ( từ K64 thì phải). Tức là các bạn phải học 3 học phần của chủ nghĩa Mác-LêNin. Ở đây, mình sẽ chia sẻ chung về tài liệu của kinh tế chính trị và chủ nghĩa khoa học xã hội. Vì nói rằng ngày trước 2 học phần này là một nhưng khi đi thi và lúc học cũng gần như hoàn toàn tách biệt ( ví dụ thi có 3 câu thì 2 câu kinh tế chính trị và 1 câu CN KHXH). 

Còn nữa, nhiều bạn gọi môn này là triết 2 là sai nha, học phần 1 của chủ nghĩa Mác-LêNin là triết học, còn học phần 2 là kinh tế chính trị và chủ nghĩa khoa học xã hội. Các bạn thường gọi quen là triết 2 nên khi đi thi một số bạn ghi vào bài thi là bài thi học phần triết 2, nhiều thầy/cô khá là khó chịu với cách ghi này ( vì nó không đúng) và theo thầy dạy mình chia sẻ thì thầy gặp bài nào như vậy thì thầy sẽ không chấm ( thầy giải thích rằng tên học phần ghi sai thì chấm cái gì). Nên khi đi thi các bạn nhớ ghi rõ bài thi học phần : Những NLCB của CN Mác-LêNin học phần 2 nha.

    

 

Mình chia sẻ với các bạn một số tài liệu để học môn này. Như về giáo trình thì mình đã nói là có thể không cần, các bạn chỉ cần mua quyển hướng dẫn ôn tập của khoa ở đằng sau thư viện là được : 

Làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp | Tài liệu, cơ sở ngành CNTT


Môn này từ kỳ 20193 trở lại là do viện CNTT & TT giảng dạy, nhưng theo lời thầy giáo mình thì từ kì 20201 thì môn học này sẽ do viện sư phạm kỹ thuật giảng dạy nên một số chia sẻ của mình về môn này của mình có thể là không đúng cho về sau.

Nhận định của mình khi học môn này là dễ, gần như mọi sinh viên đều được A/A+ môn này, đi học cũng khá là nhẹ nhàng, có một bài tập lớn cũng khá đơn giản. Các bạn có thể chọn học thầy Lê Đức Trung nếu viện CNTT tiếp tục giảng dạy môn này, thầy cho điểm khá là dễ, tuy rằng lúc học có thể là hơi buồn ngủ xíu nhưng không sao điểm cao là tất cả.

     

Mình chia sẻ slide bài giảng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp ( slide của viện CNTT & TT) : TẢI VỀ BÀI GIẢNG

Nhập môn CNTT & TT | Tài liệu, cơ sở ngành CNTT


Ngành nào, khoa nào cũng đều có một môn nhập môn của khoa đó và thường thì không khó, là môn để gỡ điểm và làm quen với ngành/ nghề của mình là chính. Học môn này đa số các bạn được A/A+, bét nhất cũng phải B+, bạn nào B+ trở xuống thì xem xét lại nhé.

Với viện CNTT&TT, môn nhập môn CNTT&TT thì có 2 phần là lý thuyết và thực hành, lý thuyết thì các bạn học giống nhau, các bài giảng đa số sẽ không nói về chuyên môn đâu mà đa số là các vấn đề phi chuyên môn và liên quan tới viện như là: 

    • Giới thiệu Viện CNTT&TT

    • Giới thiệu về ngành CNTT

    • Kỹ năng nghiên cứu

    • Viết báo cáo, thuyết trình

    • Các phần cứng, phần mềm

    • Các ngôn ngữ lập trình

    • Đạo đức máy tính

    • Cơ hội nghề nghiệp

    • Tương lai tầm nhìn

Nói chung học môn này hay là một số môn thiên hướng kỹ năng mềm bên CNTT sẽ cho các bạn thấy một tương lai như mơ về ngành nghề mà các bạn đang theo đuổi vậy, như là ngành nghề hot, tương lai giống như các hacker ngồi nhà một chỗ kiếm trăm củ, các doanh nghiệp sẵn sàng trải thảm đỏ để đón nhân tài. Tuy nhiên, cuộc đời không màu hồng và muốn kiếm thật nhiều tiền thì các bạn phải không ngừng cố gắng.

Về phần thực hành thì sẽ được phân chia vào các lớp thực hành với các thầy/ cô khác nhau. Mỗi thầy/ cô sẽ nói về một kiến thức khác nhau. Các bạn cũng đừng kì vọng là sẽ học được gì nhiều vì suy cho cùng cũng chỉ là nhập môn. 

Môn thì dễ như thế nên vấn đề thi hay chấm điểm cũng dễ, các thầy cô được phân công giảng dạy môn này cũng rất dễ tính nên các bạn có thể học ai cũng được.

Mình chia sẻ lại slide bài giảng môn học nhập môn CNTT & TT của cô Lê Thanh Hương : TẢI VỀ BÀI GIẢNG

Tin học đại cương | Tài liệu, đại cương


Tin học đại cương là các môn học mà hầu như các sinh viên Bách Khoa đều phải học. Thi cuối kì tin học đại cương tại HUST thì đơn giản hơn thi giữa kì với thực hành, nói đơn giản ở đây không phải là dễ mà không cần học, mà đơn giản ở đây là vì nó có cấu trúc hết rồi, có chỗ để ôn hết rồi ( ôn trong quyển sách bài tập tin học đại cương nha) đi thi thì thi trên máy, biết kết quả ngay sau thi. Còn thi giữa kì thì là các thầy/cô tự tổ chức thi vậy nên khó dễ thế nào là tùy vào các bạn học thầy/cô nào. Còn thi thực hành là thi lập trình ( ngôn ngữ lập trình C), bây giờ hình như mới đổi là có bài khó bài dễ thì phải. Cái này nhớ phải đi học đầy đủ, vì đi học đầy đủ là đã được 5 điểm thực hành rồi, còn đi thi nữa là quyết định 5 điểm còn lại của bạn.

 

Học môn này thì các bạn cần để ý tới 2 quyển là giáo trình tin học đại cương với bài tập tin học đại cương. Cái giáo trình tin học đại cương mình nghĩ mua cũng được, còn không chắc không sao, xem trong slide hoặc bài giảng của các thầy/cô khá đầy đủ rồi, nhưng bài tập là phải có để còn làm và ôn thi cuối kì nha ( quyển này các bạn có thể ra đằng sau thư viện mua sách photo cho rẻ).

Mình chia sẻ tới mọi người một số tài liệu học tin học đại cương : 

Mình tặng thêm các bạn tài liệu học lập trình C ( dành cho bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn về C) : TẢI VỀ TÀI LIỆU  (có bài tập sau mỗi bài)

4 quyển giáo trình học lập trình C, quyển nào phù hợp thì mọi người có thể sử dụng để tham khảo nha:

Một số tài liệu bài tập lập trình C ( dành cho bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn về C hoặc luyện tập để tăng thêm khả năng)

Tất cả chỉ là C thôi nha, không có C++ đâu, vì học tại Bách Khoa thì là các thầy dạy tin học đại cương bằng C chứ không phải C++. C++ không khác nhiều so với C, nhưng được cung cấp thêm một số thư viện khá mạnh khiến việc làm một số bài tập chỉ việc gọi hàm nên việc rèn luyện về tư duy thuật toán ban đâu là không bằng so với C.

8/19/2020

Đại số | Tài liệu, đại cương


Tên đầy đủ : đại số tuyến tính, vì các bạn học viện toán còn phải học thêm một môn đại số nữa là đại số đại cương, nhưng môn này gọi chung là đại số vì đa số sinh viên trong trường đều học môn này.

Đại số là môn không khó, tuy nhiên đây là môn mà mình thấy nó khá là trìu tượng, thế nên để học tốt thì thực sự là phải tập chung. Với mình kì giai đoạn đầu năm học đại số mọi thứ kiểu giống hiểu sơ sơ rồi khi đi thi thực sự là toang, may thi xong giữa kì ngộ ra và quyết tâm học tập nên cũng có được kết quả tạm hài lòng. 

Mình cảm thấy học đại số cũng khá là hay và ứng dụng của nó cũng không hề nhỏ. Các bạn nào mà muốn theo trí tuệ nhân tạo hay học máy, học sâu muốn xin lên các lab để nghiên cứu và học hỏi cùng các thầy/cô và anh/chị trong lab thì hãy để ý học tốt môn này. Các bạn có thể xem thêm bài viết Background cần thiết khi ứng tuyển vào lab thầy Khoát của mình để hiểu rõ tầm quan trọng của đại số trong ngành học "trí tuệ nhân tạo" hot hòn họt những năm gần đây nha.

 

 

Mình chia sẻ tới mọi người một số tài liệu đại số để học tập tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội : 

  • Giáo trình đại số tuyến tính

  • Đề thi đại số tuyến tính

    • Đề thi giữa kì đại số tuyến tính một số kì học : TẢI VỀ ĐỀ THI (BK Gallery)   

8/16/2020

Xác suất thống kê | Tài liệu, đại cương


Trong các lĩnh vực của Toán học thì Xác suất Thống kê có ứng dụng thực tế vô cùng to lớn trong cuộc sống hàng hàng. Cũng có thể vì lý do này mà môn học Xác suất Thống kê được dạy cho hầu hết các ngành trong trường đại học ( cả Y, Dược hầu như đều phải học Xác suất Thống kê). Ngày nay trong thời đại công nghệ thông tin, với số lượng dữ liệu khổng lồ chưa từng có, kiến thức xác suất thống kê càng phát huy được tác dụng của nó. Học xác suất áp dựng được cho rất nhiều các ngành nghề.


 

Mình chia sẻ tới các bạn một số tài liệu học tập về môn xác suất thống kê mà mình sưu tầm trong quá trình học : 


  • Giáo trình xác suất thống kê 
    • Bài giảng xác suất thống kê - thầy Tống Đình Quỳ (cái này không được đầy đủ cho lắm, vì khi học online thì thầy có up bài giảng nhưng khi bắt đầu học off thì thầy không up nữa nên chỉ có tới chương 3, nhưng về cơ bản thì giống quyển giáo trình bên trên thế nên các bạn có thể xem quyển giáo trình bên trên là được rồi, mình up lên đây cho đủ) : TẢI VỀ BÀI GIẢNG

    • Bảng phụ lục ( bảng này khá là quan trọng cho phần thống kê nha, cuối giáo trình của thầy Quỳ có nhưng để thuận tiện tra cứu các bạn nên in ra cho dễ dàng) : TẢI VỀ PHỤ LỤC

    • Bài giảng XSTK - thầy Lê Xuân Lý (bài giảng của thầy Lý khá ngắn gọn và dễ hiểu, tập chung vào những công thức đi thi hay gặp. Trong khi, bài giảng thầy Quỳ giải thích khá là cặn kẽ các khái niệm trong xắc suất về tại sao lại có nó, tại sao lại gọi như vậy. Các bạn muốn học để hiểu thì hãy học giáo trình thầy Quỳ, còn học để thi thì học giáo trình của thầy Lý nha) : TẢI VỀ GIÁO TRÌNH




Group hỗ trợ học tập môn XSTK của thầy Lý và cô Thủy : THAM GIA GROUP

8/15/2020

Những NLCB của CN Mác-Lênin (học phần 1 - triết học) | Tài liệu, đại cương


Chắc trước khi nên đại học ai cũng đã từng nghe qua triết học, môn học mà được ví là khoa học của mọi nghành khoa học mà khi học không biết là mình đang học cái gì. Thì đúng như vậy, môn này mình nghĩ là đa phân các bạn tới lớp dù có cố gắng nghe đi nữa thì cũng chưa chắc đã hiểu được gì. Học thì khá là buồn ngủ.

Tuy nhiên lời khuyên của mình khi học môn này là cố gắng đi học đầy đủ vì một số thầy cô có điểm danh, đi học để còn lấy ít điểm điểm danh. Đi học còn là để nghe các thầy/cô nhắc môt số điều về môn học, phổ biến cách thi, chia nhóm tiểu luận, ngày nộp bài tiểu luận, hay trong quá trình học các thầy/cô có thể nhắc nhẹ chỗ này hay thi hay sẽ có một câu vào phần này thì các bạn note lại. Nhất là buổi đầu tiên mình nghĩ là buổi quan trọng nhưng rất nhiều bạn chọn buổi đầu tiên để nghỉ vì nghĩ rằng buổi đầu tiên tới các thầy/cô chỉ giới thiệu nhưng những cái giới thiệu này mới là những cái chúng ta cần phải nghe, kiến thức các thầy/cô dạy khó hay cao siêu tới đâu thì cũng nằm trong giáo trình, trong slide hay trên Google cũng sẽ có, nhưng những gì mà các bạn được nhắc nhở trong buổi đầu tiên thì có thể là chỉ dành riêng cho môn học đấy với thầy cô đấy và các bạn không thể tìm thấy trong giáo trình hay trên Google được cả.

Bài giữa kì là bài tiểu luận làm theo nhóm, không như một số trường khác làm tiểu luận có thể đánh máy thì hầu như các thầy cô Bách Khoa là bắt chép tay, các thầy/ cô giải thích là do nếu đánh máy thì chúng ta sẽ đi copy nơi này, nơi kia và khi chép mặc dù nội dung các bạn đi copy nhưng chép lại sẽ giúp các bạn hiểu được hơn ít nhiều. Tiểu luận thì chắc chắn rằng là dễ kiếm điểm hơn thi giữa kì rồi vì chả phải học gì cả, chỉ có lên mạng chắt góp chỗ này rồi biến thành bài của mình, chỉ hơi vất vả tí thôi. Điểm của một bài tiểu luận các bạn cũng không cần lo, trừ những người không nộp với làm 1-2 trang để chống đối ra thì dù các bạn có viết dở thế nào cũng chắc chắn nhiều hơn điểm điều kiện thi cuối kì. 

Mọi người nhớ là làm cấu trúc của một bài tiểu luận phải giống những gì thầy/cô dạy mình hướng dẫn, để ý 2 phần là mục lụctài liệu tham khảo, các thầy/cô sẽ để ý tới 2 phần này nhiều hơn, vì chả thầy cô nào rảnh mà ngồi đọc hết cuốn tiểu luận của các bạn đâu.

Thi cuối kì của CN mác-lenin học phần 1 ( hay là triết học) thì hãy ôn theo những gì mà cô/thầy giáo của các bạn nhắc, thường thì là chương 3 chắc chắn sẽ có 1 câu vậy thì các bạn phải ôn chắc chương 3 để chắc chắn qua môn đã rồi mới ôn chương 1,2 để lấy điểm cao.

 

Về việc mua giáo trình Mác-Lê Nin thì mình thực sự là khuyên mọi người không nên mua, vì mua cũng chả đọc mà tới lúc ôn thi cũng chả ai ôn bằng quyển giáo trình này cả, mà hãy ra thư viện mua quyển hướng dẫn do các thầy/cô bộ môn biên soạn là đủ rồi ( còn nếu các bạn học thầy/cô nào mà thầy/cô yêu cầu đi học phải có giáo trình thì dĩ nhiên là phải mua rồi).  

Mình chia sẻ tới mọi người 130 bài tiểu luận triết học để tham khảo trong quá trình làm bài tiểu luận : TẢI VỀ 130 BÀI TIỂU LUẬN

Đề cương triết học : TẢI VỀ (1)  |  TẢI VỀ (2)

Audio giáo trình những nguyên lí cơ bản của CN Mác-LêNin (học phần 1 + 2) : TẢI VỀ GIÁO TRÌNH AUDIO

Giải tích III | Tài liệu, đại cương


Giải tích III có vẻ là môn dễ nhất trong các môn giải tích (I, II, III). Tuy nhiên, chỉ là dễ hơn so với các môn giải tích 1,2 thôi chứ không phải là dễ. Vì thế, mà muốn điêm cao (hay là qua môn) thì vẫn phải học thì mới có được kết quả tốt.

Xem thêmGiải tích II | Tài liệu, đại cương

 


Giải tích III đề cập tới các kiến thức về chuỗi như chuỗi hàm số, chuỗi lũy thừa, chuỗi Fourier,..., các phương trình vi phân và các toán tử Laplace. Laplace và Fourier là các phép biến đổi giúp đơn giản hóa các phép toán giải tích phức tạp như đạo hàm, tích phân thành các phép tính đại số. Các kiến thức của giải tích 3 có thể là các bạn sẽ được nghe lại rất nhiều nếu học lên các môn cơ sở ngành hay là chuyên ngành vì nó có ứng dụng khá lớn. 

Biến đổi Fourier có vai trò quan trọng trong xử lý tín hiệu số và các bạn có thể được nhắc lại về biến đổi fourier trong các môn học liên quan tới xử lý tín hiệu số như là Multimedia của viện CNTT&TT hay là các môn liên quan tới xử lý tín hiệu, xử lý ảnh ở viện CNTT&TT hoặc các viện khác.

Hay ví dụ trong môn Kỹ thuật lập trình, tại LAB2 có một bài tập liên quan tới nhân 2 đa thức mà nếu không dùng FFT (Fast Fourier Transform) thì khó lấy được full điểm. 

Mình vẫn muốn nhắc lại về việc khi học giải tích các bạn cần phải quan tâm tới 3 thứ là slide bài giảng, đề cương và 1 số đề thi các năm trước để luyện đề. Mình chia sẻ một số đề cương, bài giảng và đề thi để ôn tập cũng như sau có thể dễ dàng tìm lại tài liệu ôn tập cho môn giải tích III: 

    • Mình có tải về một số đề cương cũ của môn giải tích III và hướng dẫn giải 1 số câu trong đề cương mọi người có thể tải về tham khảo nha: TẢI VỀ ĐỀ CƯƠNG

  • Bài giảng: 

  • Đề thi: 


Tham gia group hỗ trợ học tập giải tích III của thầy Lý và cô Thủy TẠI ĐÂY

Giải tích II | Tài liệu, đại cương


Nhiều người đánh giá giải tích II là môn khó nhất trong 3 môn giải tích (I, II, III), thì theo mình đánh giá nó cũng vậy. Đa số giải tích 2 là học về tích phân (không phải tích phân như cấp 3 đâu mà là tích phân kép, tích phân bội 3, tích phân đường, tích phân mặt khá là trìu tượng và khó hiểu).

Xem thêmGiải tích I | Tài liệu, đại cương

 

 

Mặc dù đề cập tới các kiến thức khác nhau nhưng kinh nghiệm học các môn giải tích hay là các môn của SAMI nói chung là như nhau. Cũng như mình đã chia sẻ ở giải tích I có 3 thứ mà các bạn cần để học tốt môn này là đề cương, giáo trình và trước kì thi phải luyện đề. Mình chia sẻ tới mọi người một số tài liệu mà mình sưu tầm được : 

  • Đề cương : http://sami.hust.edu.vn/de-cuong/ ( Như mình đã chia sẻ là đề cương các môn sẽ được viện toán cập nhật và đưa lên đây, mọi người tìm đề cương các môn thuộc viện toán hãy lên đây để tìm nha)

  • Bài giảng 

  • Đề thi 

    8/13/2020

    Giải tích I | Tài liệu, đại cương


    Ngay khi vào năm nhất thì combo Giải tích I + Đại số là hai môn toán đầu tiên trong chặng đường toán học đầy chông gai trong 4-5 năm tại Bách Khoa mà hầu hết các sinh viên đều phải trải quaqua. Đây là lỗi ám ảnh của bao thế hệ sinh viên Bách Khoa, đấy là lời đồn trên Facebook thế thôi chứ mình thấy các bạn A, A+ đầy ra.

    Về cơ bản thì mình thấy là giải tích I là giống so với toán cấp III, tuy nhiên mọi thứ đều được nâng cao lên rất nhiều. Ví dụ, cấp III chúng ta chỉ được giới thiệu công thức rồi áp dụng làm bài tập thì giải tích I sẽ giải thích, chứng minh cho ta thấy là tại sao lại có những công thức này. Hay là một bài toán cấp III về tích phân chỉ đến dạng này, nhưng giải tích I sẽ đề cập tới những dạng khác nữa, nâng cao hơn nữa rất nhiều. Thế nên, các bạn muốn được điểm cao ( hay là qua môn đi nữa) thì vẫn phải học, làm bài tập chứ không thể sử dụng kiến thức của cấp III để giải quyết mọi vấn đề được.

     

     

    Tài liệu học tập thì mỗi thầy dạy sẽ có slide bài giảng, giáo trình của riêng mình. Lời khuyên, các bạn theo học thầy nào thì hãy chú ý và nên sử dụng tài liệu của thầy đó ( nếu có 1 số thầy/cô giáo không giới thiệu giáo trình hay slide thì lúc đấy mình lại phải tự tìm mà học thôi, đừng có thấy thầy không bảo gì, không cho sinh viên slide bài giảng thì không tìm rồi không học, thế là tạch đó).

    Cái đầu tiên mà mình cần là đề cương bài tập cho các môn sẽ được viện toán đăng và cập nhật tại http://sami.hust.edu.vn/de-cuong/ , các dạng toán khi đi thi giữa kì hay cuối kì đều dựa vào đề cương để ra hết. Thế nên, nếu bạn làm được hết bài tập trong đề cương thì A/A+ là bình thường thôi.

    Tiếp theo sẽ là giáo trình, bài giảng mình chia sẻ một số giáo trình tài liệu mà mình sưu tầm được của 1 số thầy/cô trong trường : 

    • Dành cho mọi người muốn tìm hiểu về bài giảng của một số trường khác, bài giảng giải tích I - Học viện kĩ thuật quân sự : TẢI VỀ BÀI GIẢNG   

    Đề cương và giáo trình thôi cũng chưa đủ lắm, trước kì thi giữa kì hay cuối kì các bạn nên luyện đề, cũng như kì thi THPTQG thôi các bạn phải luyện đề thì mới quen được các cách ra đề cũng như là căn thời gian để làm bài. Mặc dù vậy, thì các thầy/cô tại Bách Khoa ra đề thì không biết thế nào cả, có những bài mà năm nay ra chưa gặp trong các đề thi những năm gần đây bao giờ, đề các KIP khác nhau chưa chắc mức độ đã như nhau. Vậy, luyện đề giữa kì hay cuối kì cũng chỉ là để rèn luyện chứ không chắc chắn được điều gì cả. Các bạn có thể mua đề thi giữa kì hoặc cuối kì ở đằng sau thư viện ( với các môn đại cương thì chỗ này phải nói là gì cũng có) nhưng đề chỗ này dạo gần đây rất cũ, không cập nhật gì, với họ bán đa số là bán giấy ( đề thì có mấy trang thôi mà lời giải thì lằng nhằng trăm trang phía sau mà không giải quyết được nhiều vấn đề lắm). Mình chia sẻ với các bạn một số đề thi giữa kì, cuối kì một số kì học của trường ( đề thi dưới đây đa số đều khá là cũ nên các bạn chỉ tham khảo thôi nha) :